Bí ẩn bức tượng người đàn ông khổng lồ cầm ‘của quý’

TPO – Các nhà khảo cổ học ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khai quật được một bức tượng gần 11.000 năm tuổi mô tả một người đàn ông khổng lồ đang nắm lấy dương vật của mình cùng với một bức tượng lợn rừng có kích thước thật. Hai bức tượng đến từ các địa điểm lân cận Gobekli Tepe và Karahan Tepe, một trong những ngôi đền cổ nhất trên thế giới.

Bí ẩn bức tượng người đàn ông khổng lồ cầm 'của quý' ảnh 1

Tác phẩm điêu khắc này vừa được tìm thấy ở Karahan Tepe. Những tác phẩm điêu khắc mới được tìm thấy có niên đại khoảng 11.000 năm tuổi. (Ảnh: Cơ quan / Cộng tác viên Anadolu qua Getty Images)

Bức tượng lợn rừng được chạm khắc từ đá vôi được tìm thấy ở Gobekli Tepe và có niên đại khoảng 8700- 8.200 năm trước Công nguyên. Viện Khảo cổ Đức cho biết, bức tượng này dài1,4 m và cao 0,7 m. Các nhà khảo cổ đã phát hiện các sắc tố đỏ, đen và trắng trên bề mặt của nó, cho thấy tác phẩm điêu khắc đã từng được sơn màu sắc.

Các nhà khảo cổ đã khai quật được tác phẩm điêu khắc lớn về manat tại Karahan Tepe, cách Gobekli Tepe khoảng 35 km.

Theo một tuyên bố từ Bộ văn hóa và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, bức tượng mô tả một người đàn ông cao 2,3 m với xương sườn, xương sống và vai rõ nét cho thấy người này đã chết.

Benjamin Arbuckle, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Bắc Carolina, Mỹ, cho biết: “Những khám phá này là những phát hiện ngoạn mục mới nhất đang làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về các cộng đồng tiền nông nghiệp”.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một tác phẩm điêu khắc nhỏ về một con kền kền gần Karahan Tepe. Mặc dù các nhà khảo cổ không cho biết tuổi của những bức tượng mới được tìm thấy ở Karahan Tepe, nhưng địa điểm này có niên đại khoảng 11.000 năm tuổi và chứa đựng các tác phẩm điêu khắc cổ đại.

Các nhà khảo cổ từng nghĩ rằng, các cộng đồng săn bắn hái lượm ở Tây Nam Á khoảng 11.000 năm trước tương đối đơn giản, quy mô nhỏ và theo chủ nghĩa quân bình. Tuy nhiên, những khám phá tại Gobekli Tepe và Karahan Tepe trong 30 năm qua đã bác bỏ quan niệm này.

Gobekli Tepe là một địa điểm cự thạch rộng lớn có nhiều cột hình chữ T và tác phẩm điêu khắc tinh xảo mô tả động vật, biểu tượng trừu tượng và bàn tay con người. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), địa điểm này có thể đã được sử dụng trong các nghi lễ tang lễ. Sự hiện diện của một khu phức hợp đồ sộ và phức tạp này cho thấy các cộng đồng săn bắn hái lượm trong khu vực được tổ chức theo kiểu mà họ xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc nhân vật ôm chặt dương vật của mình phù hợp với cách giải thích cho rằng người này là tổ tiên của một nhóm xã hội, chẳng hạn như dòng dõi hoặc thị tộc.

Các công trình kiến trúc ở Karahan Tepe và Gobekli Tepe có thể đã được sử dụng làm nhà ở thay vì đền thờ.

Related Posts

Sáng 7/11, giá vàng và USD giảm, dầu đi lên

Giá vàng hôm nay 7/11 trên thị trường thế giới giảm nhẹ. Giá USD thế giới cũng có xu hướng đi xuống. Trong khi đó, giá xăng…

Sản lượng thịt gia súc, gia cầm xuất chuồng tăng

10 tháng năm 2023, sản lượng thịt gia súc, gia cầm xuất chuồng của Hải Dương đều tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và…

Quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các địa phương ở Hải…

Những lưu ý khi phun trừ cho cây hành

Hiện nay, đa số diện tích trồng hành ở Hải Dương đã có thời gian sinh trưởng từ 20-30 ngày tuổi. Hành mọc tương đối đồng đều,…

Hải Dương vượt kế hoạch trồng hành tỏi vụ đông

Vụ đông năm nay, nông dân các địa phương ở Hải Dương đã trồng hơn 6.300 ha hành tỏi, vượt hơn 300 ha so với kế hoạch…

Khai thác tối đa dư địa trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 7/11, đồng chí Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển…